Cảm biến áp suất lốp giúp người lái có thể kiểm tra áp lực khí trên từng bánh xe từ đó có thể tính toán và bơm thêm khí giúp lốp hoạt động bền bỉ hơn.
Cảm biến áp suất lốp là gì?
Cảm biến áp suất lốp là một thiết bị đo lường áp suất trong lốp xe hơi. Nó được lắp vào lốp xe và kết nối với hệ thống điều khiển của xe, giúp hệ thống điều khiển đo đạc áp suất trong lốp và cảnh báo cho người lái xe khi áp suất bị thấp hoặc quá cao.
Cảm biến áp suất lốp cung cấp thông tin quan trọng cho người lái xe về trạng thái của lốp xe, giúp họ quản lý chất lượng và tuổi thọ của lốp, đồng thời tăng cường an toàn khi lái xe. Nếu áp suất trong lốp quá thấp, lốp sẽ bị mỏng và dễ bị vỡ, còn nếu áp suất quá cao, lốp sẽ bị co dãn và có thể gây tai nạn.
Với chức năng chính là thông báo chỉ số áp lực cho người lái để cân bằng giữa các giúp giúp xe hoạt động bền bỉ và ổn định hơn. Những chiếc áp suất tuy nhỏ nhưng “võ” lại cực kỳ lớn.
Có nên lắp cảm biến áp suất lốp không?
Cảm biến áp suất lốp có tác dụng chính là cảnh báo áp lực thành lốp cho người lái. Tuy chỉ có một chức năng duy nhất nhưng nếu không có chúng chủ xe không thể xác định rõ áp lực của lốp để tiến hành bơm. Lắp đặt cảm biến áp suất lốp sẽ giúp hiển thị thông tin trực tiếp theo thời gian thực bao gồm các trị số áp lực không tải và đang tải dồn lên lốp.
Tiết kiệm nhiên liệu
Lốp ô tô nếu quá non sẽ cho cảm giác lái khá đầm nhưng đây lại là con dao hai lưỡi khiến xe bị ì, nặng và chạy tốn nhiên liệu hơn hẳn do ma sát lớn. Ký hiệu áp suất lốp thường tính bằng Psi, theo thời gian khí sẽ bị rò rỉ qua bên ngoài bằng cách này hay cách khác. Việc lắp đặt và theo dõi áp suất lốp thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ lốp và độ ổn định cho xe cũng như tiết kiệm nhiên liệu.
Xem thêm:
- Tem dán xe ô tô đẹp
- Dán PPF ô tô có thực sự cần thiết?
Phát hiện vấn đề về lốp
Áp lực lốp báo trong xe không đồng đều hoặc áp lực tục quá nhanh có thể do lốp đã bị thủng răm. Bạn cần chú ý tới các thông số này để tiến hành kiểm tra để đảm bảo an toàn cho xe khi lưu thông trên đường.
Ưu và nhược điểm của cảm biến áp suất lốp
Ưu điểm
- Giá thành rẻ
- Dễ lắp đặt
- Thông báo áp suất lốp
Nhược điểm
- Ít thương hiệu sản xuất
Cấu tạo cảm biến áp suất lốp
Cảm biến áp suất lốp thông thường được tạo thành từ một số thành phần chính, bao gồm:
- Thân cảm biến: Thân cảm biến là phần chứa cảm biến chính và các linh kiện khác như điện trở và các linh kiện kết nối. Thân cảm biến có thể được làm từ nhiều loại chất liệu như nhôm, thép không gỉ hoặc nhựa.
- Bộ đo áp suất: Bộ đo áp suất là thành phần chính của cảm biến, nó đo được mức áp suất của lốp và chuyển đổi thành một tín hiệu điện tử. Các loại bộ đo áp suất bao gồm cảm biến piezoelectric, cảm biến hall và cảm biến piezoresistive.
- Mạch điện tử: Mạch điện tử là phần kết nối giữa cảm biến và hệ thống điều khiển xe. Nó chuyển tín hiệu đo được từ cảm biến sang hệ thống điều khiển xe để hiển thị trên bảng đồng hồ hoặc cho người lái biết.
- Linh kiện kết nối: Linh kiện kết nối bao gồm các vật dụng như mắt cắm, dây cáp và kẹp giữ cảm biến. Chúng ta sử dụng các linh kiện kết nối để kết nối cảm biến với hệ thống điều khiển xe và cho phép cảm biến di chuyển và gắn với bánh xe.
Những thương hiệu áp suất lốp uy tín
Cảm biến áp suất Michelin
Machelin có lẽ đã không còn quá xa lạ với những dân độ lốp. Thương hiệu cảm biến tới từ Pháp với chất lượng và độ ổn định rất cao khi sử dụng. Thương hiệu hiện có hai dòng sản phẩm được ưa chuộng gồm Michelin 4810, Michelin 4834…
Cảm biến áp suất Vietmap
Một thương hiệu Việt với các dòng camera hành trình ô tô và màn hình android ô tô đã gặt hái được rất nhiều thành công. Ở phân khúc cảm biến lốp hãng cũng sở hữu nhiều sản phẩm có chất lượng tốt như Vietmap V1AI, V1A, V1 và V1I. Những sản phẩm của hãng có đặc điểm thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt.
Cảm biến áp suất Webvision
Thương hiệu Việt quốc dân tiếp theo chính là Webvision. Sở hữu nhiều dòng cảm biến áp suất lốp giá rẻ, thiết kế đa chủng loại từ cảm biến bên trong, bên ngoài dễ dàng lắp cho nhiều dòng xe. Webvision mang tới những sản phẩm có đặc tính kháng nước, độ bền cao, sử dụng kết nối không dây truyền dữ liệu.
Giá của các sản phẩm cảm biến lốp Webvision dao đông từ 1 – 3 triệu đồng.
Cảm biến áp suất Steelmate
Steelmate là cảm biến riêng biệt thuộc Webvision. Với thương hiệu độc lập và hoàn toàn tách rời khỏi mảng kinh doanh chính của thương hiệu mẹ Steelmate đã trở thành vị vua trong phân khúc cảm biến áp suất lốp ô tô trên thị trường hiện nay. Sản phẩm của hãng có những ưu điểm lớn như:
- Giá thành rẻ dễ tiếp cận
- Có nhiều cảnh báo tích hợp như rò rỉ
- Tích hợp kèm định vị
- Dễ lắp đặt
Những sản phẩm của hãng được ưu ái về chế độ bảo hành dài nhất, đại lý phân phối cũng vô cùng đa dạng từ Bắc tới Nam. Mức giá dao động của cảm biến Steelmate từ 3 triệu đồng.
Cảm biến áp suất Xiaomi
Với thương hiệu con 70mai chuyên sản xuất các dòng phụ kiện ô tô và có cả những chiếc cảm biến mang tên thương hiệu này. Đây là một sản phẩm được đánh giá cao bởi thiết kế đẹp, ấn tượng và có tính đột phá. Xiaomi 70 mai hiện có các dòng cảm biến như Midrive T0 và 70mai Pro…
Cảm biến áp suất TPMS
TPMS là thương hiệu cảm biến lốp của Icar với các dòng sản phẩm có giá bán rẻ nhưng chất lượng cũng rất đủ dùng. Một số sản phẩm chính của hãng là TPMS TN400 và TPMS TN300…
Xem thêm:
- Có nên độ đèn ô tô không?
- HUD kính lái là gì?
Các loại cảm biến áp suất lốp ô tô
Cảm biến áp suất lốp van trong
Cảm biến van trong sẽ có đặc điểm lắp đặt bên trong lốp nên sẽ không chịu ảnh hưởng của thời tiết như nắng mà mưa. Tuy nhiên quá trình lắp đặt thường mất công hơn nên ít khi được sử dụng.
Nguyên lý hoạt động chính của cảm biến áp suất lốp van trong là dùng áp dụng đầu bơm bên ngoài để kích hoạt cảm biến nhờ đó cho biết chính xác áp lực bên trong lốp.
Cách lắp đặt cảm biến van trong:
- Tháo bánh xe ô tô
- Tháo rời lốp khỏi la zăng
- Tháo van lốp theo xe và thay thế bằng van đi kèm áp suất lốp
- Lắp lại lốp như ban đầu
- Lắp bánh vào xe và bơm bằng máy để kích hoạt cảm biến
Do cách lắp cảm biến van trong phức tạp và cần nhiều công sức, kỹ năng nên cần thực hiện tại các trung tâm sửa chữa xe.
Cảm biến áp suất lốp van ngoài
Cảm biến áp suất lốp van ngoài là loại được ưa chuộng nhất hiện nay bởi tính linh hoạt và cơ động. Các cảm biến sẽ được lắp đè lên van của hãng. Nguyên lý hoạt động sẽ dùng áp lực hơi bên trong đẩy lên cảm biến để kích hoạt.
Quá trình lắp đặt cũng nhanh chóng khi chỉ mất 5 giây là có thể sử dụng.
Cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trời
Đây là dạng cảm biến nhỏ gọn khi không cần dùng nguồn điện bên trong xe qua tẩu sạc 12V nhờ đó bớt đi được thao tác đi dây. Các thiết bị đọc bên trong sẽ cố định ở khu vực mặt sau kính lái để hấp thụ được ánh nắng mặt trời.
Đây là sản phẩm rất tiện lợi được tin dùng vì gọn gàng, dễ lắp đặt và sử dụng.
Cảm biến áp suất lốp chống nước
Các cảm biến chính được lắp ở dưới lốp xe sẽ phải thường xuyên hoạt động ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Đặc biệt khi lắp ở ô tô việc phải đi qua các cung đường ngập bánh là chuyện hết sức bình thường mỗi khi trời mưa. Nên ưu tuện lựa chọn các dòng sản phẩm chống nước hiệu quả để tăng hiệu suất sử dụng tối đa.
Hướng dẫn lắp và cài đặt cảm biến áp suất
Việc lắp đặt cảm biến lốp ô tô cũng không thực sự quá khó. Hiện nay có hai loại cảm biến chính là van trong và van ngoài. Quá trình lắp cảm biến van trong sẽ khó khăn hơn do cần tới các thao tác tháo lốp và thay thế van theo xe. Để sử dụng loại cảm biến này bạn cần tới các cửa hàng sửa chữa để lắp đặt sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
Với cảm biến lốp bên ngoài việc lắp đặt có thể làm tại nhà vì quá trình dễ dàng hơn nhiều.
Khi lắp đặt xong các cảm biến áp suất bạn cần cài đặt ban đầu để sử dụng và động bộ với thiết bị bên trong. Phần lớn các dòng cảm biến hiện nay đều dùng kết nối không dây tầm gần như Bluetooth để truyền dữ liệu nên không cần đi dây. Có những cài đặt bắt buộc phải làm ngay từ ban đầu gồm:
Cài đặt nhiệt độ lốp:
Phần lớn cảm biến khi xuất xưởng đều đặt mặt định tiêu chuẩn là độ F, bạn cần đổi về độ C để sử dụng dễ dàng hơn. Hãy giữ 5 giây lên bề mặt cảm biến và điều chỉnh sang đơn vị nhiệt độ mình cần.
Thiết lập mức áp suất cảnh báo:
Ở mỗi dòng xe khác nhau sẽ có mức áp suất lốp khác nhau, bạn giữ cài đặt và chuyển số áp suất về ngưỡng của nhà sản xuất cho phép trên từng dòng xe.
Các ký hiệu phổ biến là Hi hoặc High tức áp suất lốp cao nhất và Lo hoặc Low là mức thấp nhất cho phép. Việc thiết lập sẽ giúp cảm biến nhận và đưa ra cảnh báo khi mất cân bằng áp suất.
Một số lưu ý khi sử dụng
Là một món phụ kiện hoạt động ngoài trời nên các cảm biến thường hứng chịu thời tiết khắc nghiệt như nắng và mưa. Định kỳ bạn nên thay pin cho cảm biến khoảng 1 – 2 năm/lần để đạt được hiệu quả cao nhất. Khi cảm biến báo lệch kết quả thường do thiết bị quá cũ hoặc lỗi thời.
Một cảm biến không gửi thông báo hoặc không hiển thị áp suất thì có lẽ kết nối có vấn đề hoặc cảm biến bị hỏng, nên thay mới.
Kết luận
Cảm biến áp suất lốp là món phụ kiện rất hữu ích cho ô tô khi có thể thông báo chính xác mức áp suất của từng bánh xe theo thời gian thực. Với nhiều ưu điểm như định vị, cảnh báo lốp bị thủng, quá trình hao áp lực nhanh… những chiếc cảm biến góp phần đảm bảo sự an toàn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.