Ưu và nhược điểm của xe nhập và xe lắp ráp, nên chọn xe nào?

Xe nhập và xe lắp ráp là hai loại xe đang tạo nên một cuộc chiến gay gắt về mặt chất lượng, giá cả, sự an toàn và độ ổn định khi sử dụng. Rõ ràng về bản chất là tạo ra chiếc xe hoàn chỉnh nhưng do đầu mà xe nhập lẫn xe lắp ráp lại tạo ra cuộc chiến không hồi kết tới vậy? Trong bài viết này Xe hơi Thông Minh sẽ chỉ nhắm tới xe nhập ở đây là các phiên bản xe được nhập khẩu từ thị trường Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Nhật …. Còn xe lắp ráp trong nước được hiểu là các dòng xe được các thương hiệu chuyển dây chuyển lắp ráp tại Việt Nam như Thành Công Motor và THACO Trường Hải.

Ưu và nhược điểm của xe nhập và xe lắp ráp

Ưu điểm xe lắp ráp:

  • Giá xe rẻ hơn bản nhập khẩu
  • Bảo hành bảo dưỡng dễ dàng

Xe lắp ráp thì có đặc điểm là chi phí nhập khẩu nguyên chiếc giảm bớt do các phụ tùng được xuất theo lô làm giảm chi phí vận chuyển rất nhiều. Hơn nữa thay vì sử dụng nhân công ở nước ngoài đắt đỏ như các nhước Nhật và Hàn thì việc chuyển sang dây chuyền lắp ráp trong nước sẽ giảm chi phí rất nhiều.

Về bài toán kinh tế các hãng xe chuyển dây chuyền lắp ráp sang Việt Nam cũng không hẳn chỉ phục vụ thị trương trong nước, các mẫu xe vẫn được xuất khẩu sang các quốc gia khác như một hình thức giảm chi phí lắp ráp.

Dòng xe Hyundai Grand i10, một mẫu xe được lắp ráp trong nước bởi Thành Công Motor.

Xe lắp ráp thì có ưu điểm tiếp theo là việc bảo hành và bảo dưỡng khá dễ dàng khi các phụ tùng có sẵn trong nước, thời gian được giảm bớt, dễ kiếm dễ tìm và giá rẻ hơn xe nhập khẩu.

Nhược điểm xe lắp ráp:

  • Chất lượng lắp ráp không ổn định
  • Nhiều lỗi, nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng

Những mẫu xe lắp ráp trong nước thường bị chê nhiều nhất ở chính khâu lắp ráp, các dòng xe thường có nhiều lỗi phát sinh hơn so với các dòng xe tương đương nhập khẩu. Có thể do quá trình chuyển giao công nghệ lắp ráp hoặc do tay nghề nhân công Việt Nam dẫn tới tình trạng này.

Vấn đề này được nhắc tới hàng chục năm qua từ những chiếc Kia Morning đầu tiên được chuyển giao, trải qua hàng thập kỷ thì định kiến xe lắp ráp vẫn mang tiếng xấu đối với người tiêu dùng Việt.

Ưu điểm của xe nhập:

  • Sản xuất trên theo kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
  • Thiết kế bắt mắt
  • Độ bền tốt
  • Nội thất tiện nghi không bị rút gọn
Một chiếc Toyota Corolla Cross (2022) nhập Thái Lan, mặc dù phải chờ 2 tháng mới giao xe nhưng khách hàng vẫn lựa chọn.

Chất lượng tốt do được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, thợ tay nghề cao, tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, toàn bộ quy trình lắp ráp đều được thực hiện bằng robot, đảm bảo độ chính xác cao hơn. Để được xuất xưởng, xe phải đáp ứng tiêu chuẩn cao, khắt khe hơn.

Nhiều trang bị tiện nghi và an toàn hơn. Không chỉ vậy, các tính năng an toàn hơn, được chứng nhận và kiểm định chất lượng nên đảm bảo mang lại trải nghiệm thú vị hơn, thuận tiện và an toàn hơn cho người lái lẫn hành khách. Xe nhập cũng thường được đánh giá cao hơn về cảm giác lái và khả năng cách âm.

Nhược điểm của xe nhập:

  • Giá bán đắt đỏ
  • Mất thời gian chờ giao xe
  • Khó khăn khi bảo dưỡng

Nhược điểm lớn nhất của các dòng xe Nhập là rất mất thời gian chờ để có được xe, khi cọc xe tại đại lý khách hàng phải chờ từ 2 tới 3 tháng xe được lắp ráp và nhập khẩu chính ngạch vào trong nước.

Yếu tố nhân công lắp ráp đắt đỏ cũng khiến các dòng xe nhập có giá cao hơn hẳn những mẫu xe tương đương được lắp ráp trong nước.

Một số dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc, đặc biệt là các dòng xe hạng sang có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bảo hành, bảo dưỡng do mạng lưới các trung tâm bảo hành chưa được phủ rộng, việc tìm mua linh kiện thay thế cũng không được thuận tiện bằng.

Nên mua xe nhập hay xe lắp ráp?

Hiện nay các dòng xe lắp ráp đã được đầu tư hơn, dây chuyền tiên tiên hiện đại và có nhiều đơn vị tham gia hơn dẫn tới các dòng xe lắp ráp trong nươc ngày càng nhiều và khách hàng dường như không có sự lựa chọn. Những dòng xe tiêu biểu phổ biến nhất là những dòng xe Hàn như hãng Kia, hãng Hyundai.

Các nhà lắp ráp nội địa giờ đây cũng có chất lượng tương đối khá nhờ đầu tư nhiều vào yếu tố con người, khâu kiểm duyệt nhằm mang lại những mẫu xe chất lượng và có độ hoàn thiện tốt nhất. Mặc dù là xe nhập tốt hay xe lắp ráp tốt thì yếu tố bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên là quan trọng nhất.

Lời khuyên là xe nhập hay xe lắp ráp hiện nay thì tương đương nhau về chất lượng, những yếu tố và định kiến xấu trước đây gần như đã được các hãng sửa và cập nhật nhờ đó mà những mẫu xe lắp ráp vẫn có doanh số bán rất chạy trong nước.

4.7/5 - (64 bình chọn)